histats

Vải phi lụa là gì? Phân biệt vải phi lụa và vải lụa satin

Đóng góp bởi: Nguyễn Thanh Tú 459 lượt xem Đăng ngày 25/09/2023

Trên thị trường vải ngày nay, vải phi lụa là một trong những dòng vải đang được khá nhiều khách hàng ưa chuộng và sử dụng. Vậy vải phi lụa là gì? Vải phi lụa có những đặc điểm như thế nào? Những thắc mắc trên của bạn sẽ được Sông Hồng giải đáp cụ thể tại bài viết dưới đây.

vải phi lụa là gì? Phân biệt vải phi lụa và vải lụa satin
vải phi lụa là gì? Phân biệt vải phi lụa và vải lụa satin

Vải phi lụa là gì?

Vải phi lụa là một loại vải được làm từ loại tơ và lụa được sản xuất từ vải tơ tằm. Đây là loại lụa được những chuyên gia đánh giá rất cao về những giá trị cũng như là tính ứng dụng của nó trong cuộc sống. Người nuôi tằm sẽ se ra các sợi tơ lại nhằm để đan dệt thành lụa, vải sẽ được dệt từ những sợi tơ tự nhiên cho nên có một độ bền và độ co giãn kém.

vải phi lụa là gì?
vải phi lụa là gì?

Quy trình sản xuất

Để tạo ra được vải phi lụa sẽ cần trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp như sau:

quy trình sản xuất vải phi lụa
quy trình sản xuất vải phi lụa

– Bước 1: Nuôi tằm

Vòng đời trung bình của một con tằm sẽ từ 23 ngày – 25 ngày và trải qua 4 lần lột xác. Tùy với từng độ tuổi của tằm, người nuôi tằm sẽ cung cấp những loại thức ăn phù hợp như: lá dâu.

– Bước 2: Nhả tơ kén

Tơ của tằm sẽ được tiết ra từ tuyến nước bọt của tằm và có độ dài gần 1000km. Đây là 1 loại sợi protein ở dạng lỏng, có màu trong suốt, sợi sẽ hơi nhớt và sẽ được đông cứng lại khi bắt gặp luồng không khí và tạo thành những sợi tơ tằm.

– Bước 3: Ươm tơ

Để ươm tơ thành công, đầu tiên bạn phải thả kén vào trong nồi nước sôi, đảo từ 2 – 3 lần để cho kén được làm sạch bằng lớp keo sericin và mềm. Khoảng có 10 sợi tơ được người thợ ươm tơ và kéo ra rồi rút từ 10 cái kén chập lại với nhau thành những sợi chỉ tơ.

– Bước 4: Dệt lụa

Từ những sợi tơ tằm khác nhau và theo cách xoắn lại những sợi tơ sẽ có các loại tơ với những chất lượng khác nhau. Nó có thể tạo ra nhiều loại vải lụa phong phú với một độ mỏng, trong, bóng và độ óng ánh khác nhau.

– Bước 5: Nhuộm màu

Vì vải lụa nguyên bản chỉ có màu trắng ngà của sợi tơ tằm, vì thế nếu như khách hàng muốn có nhiều loại sắc màu khác nhau thì bắt buộc phải nhuộm màu cho sợi.

Đặc điểm nổi bật của vải phi lụa

Vải phi lụa hầu hết đều có những đặc tính của dòng vải lụa vì nó cùng được sản xuất từ chất liệu là từ tơ tằm. Vải phi lụa có khả năng dẫn điện kém nên dễ tạo được cảm giác bám dính vào da.

Đồng thời đây cũng là dòng vải dẫn nhiệt kém nên giữ ấm được tốt hơn. Do đó, vào mùa đông những sản phẩm may bằng vải phi lụa được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Vải phi lụa còn có khả năng bền màu. Các loại trang phục được làm từ dòng vải phi lụa giữ màu được lâu hơn, không bị phai màu sau thời gian dài sử dụng. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của dòng vải phi lụa đó là khả năng co giãn thấp và thấm hút mồ hôi lâu, có thể dễ dẫn tới các vết ố vàng trên vải.

đặc điểm nổi bật của vải phi lụa
đặc điểm nổi bật của vải phi lụa

Phân loại các loại vải phi lụa

Lụa tơ tằm

Đây là loại vải được đánh giá cao nhờ có độ mỏng, mềm mịn, độ bền bỉ cao, những họa tiết được thêu dệt rất tinh xảo và có màu sắc đơn giản. Toàn bộ quá trình dệt, vải được sản xuất bằng các phương pháp thủ công, sử dụng những kỹ thuật rất tinh xảo để cho ra được những tấm lụa tơ tằm cao cấp.

lụa tơ tằm
lụa tơ tằm

Lụa satin

Loại vải satin này được áp dụng những kỹ thuật dệt vân đoạn, và những sợi tơ tằm được đan xen và tạo thành sự chắc chắn tuyệt đối. Lụa satin cũng được ứng dụng rất nhiều trong ngành thời trang bởi vì dòng vải có tính thoáng mát, dễ chịu và cực mềm mịn.

lụa satin
lụa satin

Lụa cotton

Với đặc tính ít nhăn cộng thêm sự mềm mịn, thoáng mát và sang trọng thì chất vải này được ứng dụng trong nhiều loại trang phục khác nhau bởi loại vải có tính chống nhiệt cao, phù hợp với mọi mùa trong năm.

lụa cotton
lụa cotton

Lụa Twill

Với chất vải lụa Twill này sẽ có đặc tính thoáng mát, mềm mịn, có khả năng thấm hút mồ hôi nổi trội thì khi sử dụng sẽ mang lại cảm giác vô cùng thoải mái cho người dùng. Bên cạnh đó, chất vải này rất dễ là ủi, thuận tiện đối với những người bận rộn và không có thời gian.

lụa twill
lụa twill

 Vải lụa gấm

Đây được xem là một chất vải rất đắt tiền nhất bởi vì chúng được dung hòa từ 2 chất liệu vải được coi là cao cấp nhất. Vải lụa gấm thường được ứng dụng để may đầm dạ hội, những trang phục đi tiệc, các bộ chăn ga sang trọng và cần phải tôn lên vẻ đẳng cấp.

Ứng dụng của vải phi lụa

Người ta có thể sử dụng những loại vải phi lụa này để may ra nhiều loại trang phục khác nhau cụ thể như:

– May đầm áo body 2 dây: Chọn may đầm 2 dây bằng loại vải này sẽ giúp tôn lên vóc dáng của người mặc, đem tới sự sang trọng, quý phái và đẳng cấp hơn.

– May đầm xòe: Các mẫu đầm xòe được may từ những loại vải này vừa tạo được nét thanh lịch, nữ tính và không kém phần sang trọng cho người mặc. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thường hay bắt gặp những chiếc váy ngủ, đồ bộ được làm từ dòng vải phi bóng, rất đơn giản và thoải mái.

– Trang trí nội thất: Bạn cũng có thể lựa chọn những mẫu rèm cửa, khăn trải bàn được làm từ các chất liệu vải phi lụa. Với vẻ đẹp sáng mịn, thanh thoát và chắc chắn sẽ giúp bạn tôn lên không gian cho ngôi nhà.

– Chăn ga gối vải phi lụa: Ngày nay, tơ tằm không chỉ được dùng phổ biến trong ngành thời trang mà có cả trong ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm chăn ga gối nệm.

ứng dụng của vải phi lụa
ứng dụng của vải phi lụa

Mẫu chăn ga gối đệm vải phi lụa trơn với thiết kế đơn giản, màu hồng đất thích hợp với mọi không gian phòng ngủ của các bạn nữ.

Giải đáp: chất liệu vải phi lụa nóng hay mát?

Mặc dù, vải phi lụa sẽ được làm từ chất xơ tự nhiên nhưng chúng lại không bị thấm nước và sẽ không thể hấp thụ được hết mồ hôi cho nên sẽ không thích hợp mặc để vào mùa hè, nếu như bạn sử dụng thì sẽ cảm thấy bị nóng nực, cảm thấy bí bạch và rất khó chịu.

Ngược lại, nếu như bạn mặc trang phục bằng vải phi lụa vào mùa đông, thì sẽ tạo ra cảm giác ấm áp và dễ chịu hơn rất nhiều.

Cách phân biệt được vải phi lụa và vải lụa satin

cách phân biệt được vải phi lụa và lụa satin
cách phân biệt được vải phi lụa và lụa satin

– Về chất vải: Vải phi lụa được dệt và chủ yếu từ những sợi nhân tạo, cho nên sẽ nặng hơn so với vải lụa Satin.

Vì được dệt từ những sợi vải nhân tạo, cho nên khi mặc trang phục được gia công bằng vải phi lụa sẽ gây cảm giác nóng và hơi khó chịu. Trong khi đó, vải lụa Satin sẽ cho cảm giác mát mẻ và thoải mái hơn nhờ vào khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt.

– Đối với giá thành: Trên thị trường hiện nay, vải phi lụa sẽ có giá thành rẻ hơn so với dòng vải lụa Satin.

– Về độ bền: Độ bền của vải phi lụa sẽ cao hơn so với vải lụa Satin. Đồng thời, vải phi lụa cũng sẽ khó bị nhàu hơn trong quá trình giặt.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về loại vải Phi lụa mà Sông Hồng muốn chia sẻ tới cho bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin có trên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về dòng vải phi lụa cũng như các cách phân biệt dòng vải phi lụa và vải lụa satin để áp dụng vào ở trong đời sống của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner flash sale

Sự kiện kết thúc trong

 
 
1.830.000 1.281.000
-30%
2,841 đã mua
Đã bán 2841/3444
4.180.000 2.926.000
-30%
2,895 đã mua
Đã bán 2895/3422
3.770.000 3.204.500
-15%
321 đã mua
Đã bán 321/343
4.090.000 3.476.500
-15%
111 đã mua
Đã bán 111/123
8.400.000 5.460.000
-35%
2 mảnh
3,125 đã mua
Đã bán 3125/3421
3.970.000 3.374.500
-15%
200 đã mua
Đã bán 200/221
3.520.000 2.992.000
-15%
1,240 đã mua
Đã bán 1240/1242
3.580.000 3.043.000
-15%
212 đã mua
Đã bán 212/213
3.720.000 3.162.000
-15%
180 đã mua
Đã bán 180/231
.
.
.
.